4 Sai lầm khi rửa tay mà bạn cần lưu ý

Khi số ca tay chân miệng, đau mắt đỏ và các bệnh truyền nhiễm mùa hè khác vẫn gia tăng thì ngoài việc tiêm phòng với những bệnh có vaccine thì rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng góp phần phòng tránh bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải chỉ cần rửa tay dưới vòi nước là đủ, bạn cần tránh những sai lầm khi rửa tay dưới đây:

1. Không sử dụng xà phòng

Xà phòng không chỉ giúp tay có mùi thơm nhẹ dễ chịu mà còn đóng vai trò giúp loại bỏ những vi sinh vật bám trên da của bạn. Nhờ cơ chế hòa tan màng lipid (chất béo – một phần cấu tạo bề mặt của vi khuẩn và virus) nên rửa tay bằng xà phòng giúp rửa trôi các vi sinh vật gây bệnh này một cách nhanh chóng. Hay nói cách khác, xà phòng làm sạch tay của bạn theo hai cách.

Đầu tiên là bằng cách phá vỡ màng lipid bao quanh một số loại vi khuẩn và virus (bao gồm cả những loại gây ra COVID-19, viêm gan B và C, Ebola, Zika,…). Khi lớp màng này bị phá vỡ, nó sẽ khiến các mầm bệnh này trở nên vô hiệu và không thể sinh sản, sẵn sàng bị rửa trôi.

Thứ hai là bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học giữ vi trùng trên bề mặt da của bạn, cho phép bạn rửa sạch chúng. Đó cũng là lý do tại sao thời gian tạo bọt và xả lại quan trọng, bởi vì bạn đang cố gắng “bẫy và loại bỏ” càng nhiều vi trùng càng tốt. Phương pháp này có hiệu quả đối với tất cả các vi sinh vật, không chỉ những vi sinh vật có lớp lipid.

Theo Health, các loại nước rửa tay có chứa cồn có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus nhanh chóng có thể là lựa chọn thay thế cho những trường hợp không có xà phòng và nước sạch để rửa tay. Cũng theo Health thì cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa thành phần triclosan. Tiếp xúc với triclosan với liều lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng tiêu cực tới sức khỏe.

Xem ngay:  Công ty Tư vấn Môi trường: Định hướng và Giải pháp Bền vững

Đọc thêm:

http://songkhoetunhien.net/nhung-luu-y-khi-su-dung-kem-chong-muoi-cho-tre/




Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh hiệu quả (Ảnh: ST)

Các loại xà phòng kháng khuẩn (antibacterial soap) chủ yếu được sử dụng dành riêng cho các mục đích y tế hay người có hệ miễn dịch yếu. Cho tới hiện tại, chưa có bằng chứng nào chứng minh những loại xà phòng chứa triclosan đem lại hiệu quả cao hơn các loại xà phòng thông thường hay các loại dung dịch sát khuẩn có chứa cồn. Nếu bạn sử dụng xà phòng dạng khối (cục) thì nên đặt trong các hộp sạch sẽ để tránh bị nhiễm bẩn ngược lại.

Ngoài ra, theo CDC thì xà phòng và nước sạch hiệu quả hơn chất khử trùng tay trong việc loại bỏ hoặc vô hiệu hóa một số loại vi trùng như norovirus – nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột (thường được gọi là cúm dạ dày).

2. Chà tay không đủ lâu

Một sai lầm thường gặp khi rửa tay bằng xà phòng chính là rửa tay không đủ lâu. Theo CDC thì bạn cần chà ít nhất 20 – 30 giây tương đương với việc ngâm nga bài hát “Chúc mừng sinh nhật” khoảng 2 lần. Với thời gian đó bạn sẽ chà xát cả hai lòng bàn tay, mu bàn tay và kẽ các ngón tay của mình. Sử dụng tay này đặt lên tay kia, sau đó đan vào nhau để toàn bộ khu vực của bàn tay đều được chà xát tới.

Một điểm không nên bỏ qua chính là móng tay của bạn. Theo Aileen Marty, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami cho biết: “Có rất nhiều virus và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt ở móng tay và bạn cần phải chà xát các đầu ngón tay vào lòng bàn tay kia để làm sạch hiệu quả”.

Thứ tự các bước rửa tay giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm hiệu quả như sau:

+ Bước 1: Ta làm ướt hai bàn tay với nguồn nước sạch. Tiếp đó lấy một lượng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay vừa phải cho vào lòng bàn tay. Lượng dung dịch được lấy ở mức 3 đến 5ml là vừa đủ. Sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lặp lại hành động chà xát nhiều lần

+ Bước 2: Dùng cả bàn tay để nắm gọn và xoay những ngón tay của bên còn lại. Đổi bên và cũng thực hiện lại các bước tương tự

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay của bên này để chà xát mu bàn tay bên kia. Sau đó đổi bên và lặp lại các động tác

Chà sát toàn bộ bàn tay để đạt hiệu quả tốt nhất (Ảnh: ST)

+ Bước 4: Kỳ cọ thật kỹ ở các kẽ ngón tay. Có thể dùng ngón tay của bàn tay bên này để chà xát các kẽ món của bàn tay bên kia. Sau đó đổi bên và lặp lại các thao tác

+ Bước 5: Làm sạch 5 đầu ngón tay bằng cách chụm chúng vào nhau. Sau đó cọ vào lòng của bàn tay kia và xoay đi xoay lại

+ Bước 6: Mở nước và xối, kỳ cọ để tay sạch hết bọt xà phòng và dung dịch rửa tay. Dùng khăn giấy sạch hoặc khăn lau sạch để lau khô cho tay.


Đọc thêm:

http://phunulamdeponline.com/chi-tiet-cach-lam-sua-hanh-nhan-ngay-tai-nha/

3. Bạn luôn sử dụng máy sấy tay

Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng khăn giấy để làm khô tay sẽ cho hiệu quả tốt hơn việc chỉ sấy tay vài giây dưới máy sấy tay. Đặc biệt là ở các khu vực nhà vệ sinh công cộng, nơi mà máy sấy tay chưa chắc được vệ sinh đủ kĩ và đủ sạch có thể là nơi trú ngụ của các vi sinh vật gây bệnh.

Giáo sư Marty nói: “Vấn đề không phải là việc bạn sử dụng máy sấy tay hay không mà là thời gian bạn đặt tay dưới máy sấy không đủ lâu, tay bạn chưa được làm khô hoàn toàn. Một bàn tay còn ướt sẽ dễ lây lan vi khuẩn hơn bàn tay khô”. CDC cũng khuyến nghị rằng, với máy sấy tay, bạn nên sử dụng từ 30 đến 45 giây tới khi tay khô hoàn toàn.

4. Bạn chạm vào mọi thứ ngay sau khi rửa tay





Mặc dù đã rất nỗ lực rửa tay đúng cách nhưng sau khi rửa tay xong bạn lại chạm vào các khu vực dễ nhiễm bẩn trong phòng tắm hay nhà vệ sinh thì mọi công sức lại trở nên công cốc.

Lời khuyên là bạn có thể dùng cùi chỏ để đóng van vòi nước rửa tay và một miếng giấy sạch khác để mở cửa ra vào rồi bỏ tờ giấy đó đi để làm một “rào cản” với bàn tay vừa được rửa sạch sẽ của mình.

Nhìn chung, một lời khuyên là bạn cần rửa tay bằng xà phòng, tạo bọt, chà xát toàn bộ bàn tay kỹ dưới vòi nước sạch từ 20 đến 30 giây để đảm bảo loại bỏ hết vi sinh vật gây bệnh.

Bạn có thể sử dụng nước ấm, nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước lạnh đều cho hiệu quả rửa sạch tương tự nhau. Thận trọng với ý muốn rửa tay bằng nước nóng bởi điều này có thể dẫn tới bỏng, phát ban hay kích ứng da tay.


Đọc thêm:

http://suckhoemoingayonline.net/goi-y-5-cach-de-duoi-kien-khoi-lo-duong/